Cây dây đau xương là 1 vị thuốc nam thuộc dạng cây dây leo. Hoạt chất chính trong cây có tác dụng ức chế hoạt tính gây co thắt cơ trơn của histamin và acetylcholin. Vậy cây dây đau xương có tác dụng gì? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Cây dây đau xương là gì?
Tên gọi
Tên khoa học: Tinospora sinensis (Lour.) Merr. thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae)
Tên gọi khác của dây đau xương là cây khoan cân đằng, tục cốt đằng. Có nghĩa là tốt cho xương cốt, giúp cho xương cốt được dẻo dai khỏe mạnh.
Hình thái cây
Cây dây leo bằng thân quấn, có chiều dài từ 8 đến 10cm có cành dài rũ xuống. Thân hình trụ, có nốt sần và có lông. Lá mọc so le, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông tơ. Hình dạng của lá gần giống hình tim. Lá có chiều dài khoảng từ 10 đến 20 cm và chiều rộng từ 8 đến 10cm, gân lá hình chân vịt. Cụm hoa thường mọc thành chùm ở kẽ của lá hoặc mọc đơn độc, có lông tơ màu trắng nhạt. Quả khi chín thì cho màu đỏ, có chứa dịch nhầy.
Phân bố và sinh thái
Dây đau xương thuộc loại cây ưa ẩm và hơi chịu bóng. Thường mọc lẫn trong các bụi cây quanh các bản làng ven rừng, đồi, gần các nguồn nước. Cây sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ nhất vào mùa xuân hè. Cây có khả năng sinh sản vô tính, có thể trồng dẽ dàng bằng các đoạn thân và cành.
Ở Việt Nam, cây dây đau xương phân bố rải rác từ đồng bằng, trung du đến vùng núi. Dây đau xương chắc hẳn không còn xa lạ với người dân các tỉnh khu vực miền núi phía bắc. Đặc biệt, ở vùng núi Tây Bắc, loài cây này được trồng một cách rộng rãi ngay tại nhà dân. Người dân đã biết dùng cây để giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh tê thấp, đau nhức xương khớp, nhức mỏi toàn thân.
Thành phần hoạt chất
Dây đau xương chứa nhiều các hợp chất alcaloid.
Ngoài ra, theo nghiên cứu, người ta đã tách và xác định được cấu trúc một glycosid phenolic là tinosinen. Trong cành, các nhà khoa học tìm thấy 2 hợp chất dinorditerpen glucosid: tinosinesid A và B.
Dây đau xương có tác dụng gì?
Theo Đông Y
Cây dây đau xương có vị đắng, tính mát, quy vào kinh can. Vị thuốc này có công năng khu phong trừ thấp, thư cân hoạt lạc. Sử dụng trong điều trị các triệu chứng của bệnh thấp khớp, tê bại, đau nhức xương khớp, đau mỏi mình mẩy. Ngoài ra, dây đau xương còn sử dụng làm thuốc bổ.
Dây đau xương sử dụng ở dạng thuốc sắc thường dùng từ 10 đến 12 gam/ ngày kết hợp với các vị thuốc khác. Ngoài ra, còn có thể sử dụng dùng ngoài da để xoa bóp, đắp lên những chỗ sưng đau.
Theo y học hiện đại
Tác dụng chữa đau nhức xương khớp của dây đau xương
Hoạt chất Alkaloid có tác dụng giảm đau nhức và chống viêm rất hiệu quả. Bên cạnh đó, dược liệu còn có hoạt chất Dinorditerpen Glucosid là Tinosinesid A, B cũng có khả năng chống viêm tốt.
Ngoài ra, thảo dược này còn có tác dụng hỗ trợ giảm cơn tê bì, đau nhứchân tay khi đứng ngồi quá lâu. Giúp cải thiện triệu chứng tê thấp, hạn chế những tổn thương đến xương khớp khi phải mang vác vật nặng, viêm khớp,…
Vì vậy, chúng được sử dụng trong điều trị bệnh lý xương khớp như: thoát vị đĩa đệm, đau mỏi vai gáy, thoái hóa khớp….
Ức chế co thắt cơ trơn
Cây dây đau xương có chứa các hoạt chất giúp ức chế hoạt tính gây co thắt cơ trơn của histamin và acetylcholin trong thí nghiệm ruột cô lập.
Tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương
Ngoài ra, dây đau xương có thể gây ảnh hưởng huyết áp động vật thí nghiệm. Đồng thời, có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương biểu hiện trên các hiện tượng quan sát bên ngoài. Và có tác dụng hiệp đồng với thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc lợi tiểu.
Một số bài thuốc dân gian
Bài thuốc số 1: Chữa đau lưng mỏi gối do thận hư yếu
- Chuẩn bị: khoảng 12 gam củ mài, 12 gam thỏ ty tử, 12 gam dây đau xương, 12 gam rễ cỏ xước, 16 gam đỗ trọng, 16 gam cốt toái bổ và 16 gam tỳ giải.
- Cách thực hiện: Đem hỗn hợp này đi ngâm rượu hoặc sắc nước để uống. Sử dụng một thời gian sẽ giúp giảm chứng đau lưng mỏi gối do thận yếu, thận hư.
Bài thuốc số 2: Chữa trị rắn cắn
- Chuẩn bị: khoảng 20 gam lá tía tô, 20 gam dây đau xương, 50 gam rau sam và 30 gam lá thài lai.
- Cách thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu tươi này đem đi giã và chắt lấy nước uống. Sử dụng phần bã để đắp lên vết rắn cắn để làm giảm độc tính của vết thương.
Bài thuốc số 3: Chữa các chứng thấp khớp
- Chuẩn bị: dây đau xương, củ kim cang. Hàm lượng các loại vị tương đương nhau.
- Cách thực hiện: Đem hỗn hợp sắc, chế thành cao. Sử dụng mỗi ngày khoảng 6 gam để điều trị các chứng thấp khớp.
Bài thuốc số 4: Trị đau nhức xương khớp
- Chuẩn bị: dây đau xương, rượu trắng.
- Cách tiến hành: Dây đau xương đem thái nhỏ và sao vàng. Sau đó đem đi ngâm với rượu theo tỷ lệ 1:5. Mỗi lần sử dụng một ly nhỏ và ngày sử dụng 3 lần.
Với những người không thể uống rượu thì có thể sắc nước uống trong khoảng từ 15 đến 20 ngày. Hoặc có thể đem rửa sạch, giã nát và trộn với một ít nước và đắp lên vùng bị đau nhức.
Bài thuốc số 5: Chữa sưng đỏ mu bàn chân và đau sưng ở đầu gối
- Chuẩn bị: 20 gam cam thảo dây, 20 gam dây đau xương, 20 gam cốt khí củ, 20 gam đơn gối hạc, 20 gam rễ cây tầm xoọng.
- Cách thực hiện: Đem hỗ hợp này đi sắc lấy nước uống. Sử dụng liên tục trong 7 đến 21 ngày để hỗ trợ giảm tình trạng sưng đỏ mu bàn chân và đầu gối.
Bài thuốc số 6: Trị đau nhức cơ thể và xương khớp do bệnh phong thấp
- Chuẩn bị: 20 gam rễ tầm xoọng, 20 gam cam thảo, 20 gam cốt khí củ, 20 gam đơn gối hạc, 20 gam lá lốt, 20 gam dây đau xương và 20 gam rễ cỏ xước.
- Cách thực hiện: Đem tất cả các vị thuốc đi sắc lấy nước. Uống đều đặn trong 1 tháng đến khi triệu chứng đau nhức được thuyên giảm
Bài thuốc số 7: Chữa chứng đau tay, tê mỏi tay, đau nhức tay ở người cao tuổi
- Chuẩn bị: Cây xấu hổ, cây kim ngân hoa, hy thiêm, cỏ xước, ké đầu ngựa, dây đau xương, cà gai leo, thổ phục linh và thiên niên kiện. Hàm lượng mỗi loại như nhau.
- Cách thực hiện: Cho toàn bộ hỗn hợp này đi sắc với nước theo tỷ lệ 1:1. Sau đó, đun nhỏ lửa và chế thành rượu thuốc để sử dụng. Sử dụng hàng ngày để cải thiện chứng đau nhức và tăng cường khả năng vận động.
Lưu ý: Cần thận trọng sử dụng với người có thể trạng hàn do dây thìa canh có tính mát. Các bài thuốc dân gian có độ an toàn khá cao và có thể sử dụng trong điều trị dài hạn. Tuy nhiên, song song cần phối hợp chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và luyện tập để bài thuốc được phát huy tác dụng tốt hơn.
Hiện nay, Trà dây đau xương dạng túi lọc rất được ưa chuộng. Bởi ngoài tác dụng tốt với hệ xương khớp, loại trà này còn rất tiện lợi khi sử dụng.
Mời bạn tham khảo sản phẩm: Trà dây đau xương cà gai leo SADU. Một sản phẩm trà túi lọc tiện lợi cho dân văn phòng. Pha hãm dễ dàng, đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Sản phẩm chính hãng được sản xuất với Cty Nông Nghiệp Thăng Long. Sản xuất và chế biến theo đúng quy trình hiện đại đạt chuẩn OCOP.
Hy vọng bài viết trên trả lời được câu hỏi Dây đau xương có tác dụng gì?. Nếu bạn cần tư vấn thêm bất kỳ thông tin gì hãy liên hệ ngay với số hotline để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!
Ngô Định – Dược sĩ đại học
Nguồn tham khảo
1.Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 1, trang 636-638
2. Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi, trang 492-493