Mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh tại nhà dễ dàng

Đầy hơi ở trẻ sơ sinh thường khiến bé biếng ăn. Thậm chí khi ba mẹ không biết còn cố ép cho bé ăn nhiều làm cho bé có thể nôn mửa, đau bụng, đi ngoài… Bạn hãy dành chút thời gian đọc qua bài viết sau đây để biết cách nhận biết và điều trị nhé. Và đặc biệt Trẻ Khỏe Đẹp giới thiệu tới bạn một số mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh ngay tại nhà rất đơn giản.

Nguyên nhân đầy hơi thường gặp ở trẻ sơ sinh

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh giống như cây non mới mọc. Rất yếu đuối và dễ tổn thương. Đừng cố bắt ép con mình ăn nhiều, ăn những chất giàu dinh dưỡng nhưng khó tiêu như đạm, dầu mỡ… Hiện tượng đầy hơi, khó tiêu xuất hiện phổ biến ở trẻ sơ sinh có thể do một số nguyên nhân như:

  • Hệ tiêu hóa chưa trưởng thành nhưng ép bé ăn quá nhiều hoặc ăn những thức ăn khó tiêu;
  • Nuốt không khí trong khi bú sữa hoặc khóc;
  • Mẫn cảm, dị ứng với một số loại protein trong sữa mẹ hoặc sữa ngoài;
  • Ăn uống một số loại rau củ hoặc nước ép có sinh khí hoặc có ga.

Triệu chứng đầy hơi khó tiêu ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi thường có một số biểu hiện sau:

  • Khóc lóc và quấy trong nhiều giờ;
  • Không chịu ăn, khó ngủ;
  • Ợ hơi và xì hơi nhiều;
  • Bụng căng chướng khí thậm chí còn cứng.
  • Thường hay co chân lên ngực hoặc duỗi thẳng lưng;

Đầy hơi ở trẻ sơ sinh có thể tự khỏi, ít bị nếu ăn uống hợp lý. Đồng thời bệnh giảm dần theo thời gian khi trẻ lớn lên do hệ tiêu hóa khỏe hơn. Tuy nhiên các mẹ bỉm sữa cũng nên tham khảo một số mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh tại nhà dưới đây để bớt lo lắng và giúp con khỏe mạnh nhanh hơn.

Biểu hiện của trẻ bị đây hơi khá rõ ràng
Biểu hiện của trẻ bị đây hơi khá rõ ràng

Một số mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn hiệu quả

Như đã giới thiệu ở phía trên, bệnh đầy hơi ở trẻ sơ sinh có thể tự khỏi. Tuy nhiên chẳng may gặp phải, các mẹ có thể vận dụng một số mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh dưới đây. Khá an toàn và hiệu quả.

1. Dùng cách giúp trẻ đẩy hơi và xì hơi ra

Đây có thể nói là mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất. Vậy đẩy hơi và xì hơi ra bằng cách nào. Có một số cách sau đây các mẹ có thể vận dụng nhé.

  • Có hai tư thế cho trẻ ợ phổ biến đấy là: đặt trẻ lên vai và vỗ nhẹ lưng hoặc cho trẻ ngồi lên đùi rồi nghiêng nhẹ người về phía trước. Trường hợp ợ không ra, tiếp tục cho trẻ nằm xuống rồi đặt lên lại và thử lại nhiều lần.
  • Đặt trẻ nằm ngửa và chuyển động chân của trẻ như đạp xe để giúp khí di chuyển.
  • Để trẻ nằm sấp dưới sự giám sát của người lớn để giảm áp lực lên bụng.
  • Tắm nước ấm cho trẻ giúp trẻ giãn cơ bụng và giảm đau.
  • Xoa bụng làm dịu và an ủi trẻ khi trẻ quấy khóc do đầy hơi.

2. Mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh bằng cách chườm ấm bụng

Một cách khác cũng vô cùng hiệu quả chính là: phương pháp chườm ấm bụng cho bé. Có thể dùng túi chườm hoặc khăn ấm đặt lên vùng bụng cho bé trong vài phút. Hơi nóng hơi nóng có thể đẩy hơi trong bụng ra ngoài một cách dễ dàng.

3. Massage bụng cho trẻ để chữa đầy hơi

Khi bé bị đầy hơi, hãy massage cho bé nhẹ nhàng lên bụng và lên lưng bé. Vừa giúp bé dễ chịu và còn có thể đẩy được hơi ra ngoài. Massage theo chiều ngược kim đồng hồ cũng là một mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Làn da trẻ mỏng nên cần massage nhẹ nhàng. Nên dùng thêm dầu massage để bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Cần lưu ý: Không massage cho trẻ ngay sau khi ăn.

4. Mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh bằng thảo mộc

Bên cạnh ba cách trên, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian khác từ thảo mộc như:

Bạc hà

Lá bạc hà có chứa menthol. Đây là một chất có tác dụng làm dịu cơ bụng và giúp khí có thể thoát ra. Bên nên mua sẵn một lọ dầu bạc hà để trong nhà để dùng khi cần. Có thể xoa dầu bạc hà trực tiếp lên bụng trẻ sẽ giúp trẻ nhanh hết đầy hơi.

Lá trầu không

Lá trầu không cũng có thể giúp bé tiêu hóa tốt hơn và giảm đầy hơi. Dùng một nắm lá trầu không dã nhỏ hoặc xay nhỏ. Dùng để đắp trực tiếp trên bụng của bé. Có thể lấy khăn quấn lấy bụng bé để tránh rơi ra ngoài khi bé vận động.

Lá tía tô

Tương tự như lá trầu không. Lá tía tô cũng có tác dụng giúp tiêu hóa tốt hơn và giảm đầy hơi. Xay hoặc dã nhỏ để đắp trực tiếp lên bụng của bé để giúp bé bớt đầy hơi chướng bụng.

Phòng ngừa đầy hơi cho trẻ sơ sinh

Phòng ngừa khi cho trẻ bú:

  • Cho trẻ bú trước khi trẻ đói phát khóc để tránh nuốt nhiều không khí.
  • Để trẻ bú ở tư thế nghiêng về phía trước để không khí lên trên và dễ ợ ra.
  • Vỗ lưng cho trẻ ợ khi trẻ chuyển từ bú mạnh sang bú nhẹ hoặc ngừng bú.
  • Pha sửa cho bé không nên lắc quá nhiều, bình sữa cần có lỗ thông khí và cho bú bình cũng giống tư thế như khi bú sữa mẹ.
Trẻ dễ bị đầy hơi do bú bình không đúng cách
Trẻ dễ bị đầy hơi do bú bình không đúng cách

Phòng ngừa khi ăn uống:

  • Không nên cho trẻ uống sữa bò hoặc sữa công thức có chứa protein bò trước khi trẻ 12 tháng tuổi.
  • Không nên cho trẻ ăn mật ong trước khi trẻ 12 tháng tuổi. Bởi vì mật ong có chứa botulinum có thể gây ngộ độc.
  • Không được cho trẻ uống nước ép hoặc nước uống có chứa đường hoặc chất tạo ngọt trước khi trẻ 12 tháng tuổi.
  • Kiểm tra thành phần dinh dưỡng trong các loại thực phẩm và nước uống xem có chứa gluten, lactose, mannitol, sorbitol, caffeine hoặc nhiều muối thì hạn chế cho trẻ.
  • Hạn chế cho trẻ ăn các loại rau củ họ nhà cải, hành tây, tỏi, đậu hoặc đỗ.

 

Khi nào phải đưa trẻ sơ sinh bị đầy hơi đến bác sĩ?

Đầy hơi, khó tiêu gặp phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thường sẽ được chữa khỏi tại nhà. Tuy nhiên trong một số trường hợp, đầy hơi là biểu hiện của các triệu chứng bệnh lý nguy hiểm khác. Nếu đã dùng các mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh nhưng mãi vẫn không khỏi thì thế nào? Các bậc phụ huynh nên lưu ý đưa bé đến bác sĩ nếu trẻ gặp các triệu chứng sau:

  • Đầy hơi kéo dài hơn 1 ngày hoặc thường xuyên bị đầy hơi.
  • Đầy hơi đồng thời sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy, máu trong phân hoặc khó thở.
  • Đầy hơi làm mất cân bằng điện giải hoặc mất nướcnặng.
  • Đầy hơi làm căng cứng thậm chí sưng của bụng.
  • Đầy hơi làm trẻ không ăn, không ngủ, quấy khóc liên tục hoặc không thể dỗ dành được.

Các bậc cha mẹ cũng đừng quá lo lắng khi bé bị đầy hơi. Hãy lưu hoặc chia sẻ bài viết lên trang cá nhân để mỗi khi con bạn bị thì đọc lại nhé. Trẻ Khỏe Đẹp hi vọng sẽ mang lại cho bạn những mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh đầy hữu ích. Chúc gia đình bạn luôn mạnh khỏe, tươi vui và hạnh phúc!

Rate this post