Yến sào Khánh Hoà là thương hiệu yến nổi tiếng của Việt Nam. Một món ăn bổ dưỡng cho cơ thể. Yến sào còn được biết đến với công dụng bồi bổ và phục hồi cơ thể do có những thành phần dưỡng chất vô cùng quý hiếm.
1. Tên “Yến sào” bắt nguồn từ đâu?
Yến sào là một thực phẩm bổ trợ sức khoẻ có nguồn gốc tự nhiên.
“Yến” cõ nghĩa là loài chim yến. “Sào” theo nghĩa Hán được hiểu là tổ. Yến sào là tên gọi thường dùng cho Tổ yến. Tổ yến được loài chim yến tự xây nên bằng nước dãi của chúng tạo thành những vòng tròn trôn ốc. Nhờ vào nguồn dinh dưỡng từ thức ăn mà nước dãi yến mang theo dưỡng chất và tạo ra giá trị dinh dưỡng của tổ yến. Vì vậy, tổ yến được khai thác và sử dụng như một món ăn bổ dưỡng.
Có rất nhiều cách để phân loại yến sào. Tuy nhiên, người ta thường phân theo 2 cách sau:
Dựa vào màu sắc: Yến huyết, yến bạch, yến thiên, yến địa, hồng yến.
Dựa vào tình trạng sơ chế: Yến thô, yến sơ chế, yến tinh chế, yến rút lông.
2. Khởi nguồn của yến sào Khánh Hoà?
Theo một số tài liệu còn lưu lại, người đầu tiên phát hiện nguồn tài nguyên yến sào Khánh Hoà là một vị quan nhà Trần tên là Lê Văn Đạt vào năm 1328. Nghề yến sao Khánh Hoà cũng được ra đời từ đó.
Sau này, đến thời Tây Sơn, vị An phủ sứ Bình Khanh Lê Văn Quang và con gái Lê Thị Huyền Trâm đã kế nghiệp nghề yến từ cha ông. Tổ chức khai thác, chế biến yến sào làm nguồn tài chính, hậu cần.
Kể từ đó, Nghề Yến sào được gắn liền với vùng đất Khánh Hoà và trở thành cái nôi cho thương hiệu Yến sào Khánh Hoà. Yến sào là một đặc sản nổi tiếng và là mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao.
3. Thành phần dinh dưỡng trong Yến sào Khánh Hoà
Không phải ngẫu nhiên mà yến sào trở thành loại thực phẩm quý và bổ dưỡng bậc nhất. Theo như số liệu do Viện công nghệ sinh học (Trung tâm Khoa học Tự nhiên), cùng với Viện Công nghệ Quốc gia cung cấp thì các thành phần trong yến sào gồm:
- 18 acid amin thiết yếu: Serine, Aspartic, Phenylalanine, Valine, Leucine, Arginine….
- 8,6% là Sialac và Tyrosine. Chúng đều là những chất giúp tăng khả năng phục hồi các tổn thương do nhiễm xạ. Ngoài ra, còn kích thích hồng cầu sinh trưởng một cách nhanh chóng.
- Các nguyên tố đa lượng, vi lượng như Sắt, Canxi cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra còn có Br, Mn, Zn, Cu với hàm lượng cao, tốt cho hệ thống thần kinh, tăng cường trí nhớ.
- Một số nguyên tố hiếm như Cr, Se,…. Tuy hàm lượng không cao nhưng chúng có tác dụng đáng kể trong việc kích thích tiêu hóa và chống lão hóa.
Các dinh dưỡng trong tổ yến rất dễ bay hơi trong quá trình chế biến, đun nấu. Để có thể giữ được hương vị cũng như dinh dưỡng trong tổ yến các bạn cần phải chưng tổ yến đúng cách.
4. Công dụng tuyệt vời của Yến sào Khánh Hoà với sức khoẻ
Yến sào có hàm lượng dinh dưỡng cao. Về mặt thực phẩm, yến sào được liệt kê vào hàng “cao lương, mỹ vị”, là một trong 8 món ăn nổi tiếng cùng với bào ngư, vây cá mật, hải sâm, ….
Chính vì thế mà nó có tác dụng bổ dưỡng cao. Nổi bật trong số đó là:
Bồi bổ sức khoẻ, tăng cường thể lực
Yến sào là vị thuốc độc đáo. Yến sào có khả năng kích thích vị giác, hỗ trợ tiêu hoá, bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khoẻ. Yến sào rất tốt cho những người mới ốm dậy, người gầy yếu, suy nhược cơ thể. Đặc biệt là người già, trẻ em suy dinh dưỡng, phụ nữ mang thai và cho con bú.
Đối với người cao tuổi, yến sào còn giúp cải thiện sức khoẻ tim mạch và làm giảm tỉ lệ cao huyết áp.
Đối với phụ nữ mang thai, yến sào giúp tăng cường miễn dịch cho cả mẹ và bé. Giúp giảm tình trạng căng thẳng, mệt mỏi khi mang thai. Ngoài ra, yến sào giúp hỗ trợ cơ thể trong quá trình tái tạo Collagen, giúp giảm thiểu tình trạng rạn da sau sinh.
Giúp an thần, tăng cường hoạt động của não bộ, cải thiện trí nhớ
Yến sào có tác dụng an thần, giúp ngủ ngon, hỗ trợ dễ đi sâu vào giấc ngủ. Do đó, Yến sào giúp hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ một cách hiệu quả. Ngoài ra, Yến sào giúp loại bỏ căng thẳng thần kinh và tăng cường khả năng ghi nhớ của não bộ.
Tăng cường hệ miễn dịch
Trong tổ yến có chứa tới 18 loại acid amin và khoáng chất thiết yếu. Do đó ăn yến thường xuyên là cách hiệu quả giúp bạn cải thiện hệ miễn dịch. Giúp cơ thể tăng sức đề kháng và ngăn chặn các tác nhân gây bệnh tốt hơn.
Bổ phế, giảm ho, long đờm
Theo Đông y, Yến sào có vị ngọt, tính bình, vào kinh phế. Yến sào có tác dụng bổ phế, giảm ho, tiêu đờm. Yến sào được sử dụng làm thuốc bồi dưỡng, tăng cường sức khoẻ, nhất là cho người bị ho lao. Một
Chống lão hóa, làm đẹp da
Trong tổ yến có chứa Threonine – một loại acid amin thiết yếu. Threoninecó khả năng hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể bằng cách sản sinh các kháng thể. Nhờ đó mà kích thích việc sản sinh sản xuất elastin và collagen một cách tự nhiên. Giúp thúc đẩy hình thành các tế bào mới, tăng cường độ đàn hồi cho da và cải thiện cấu trúc da một cách tối ưu nhất.
Đặc biệt, Yến sào kết hợp cùng với Glycerin sẽ làm chậm lại quá trình lão hóa. Từ đó giúp ngăn ngừa sự hình thành chân nám, tàn nhang và vết nhăn trên da.
Bổ máu, tốt cho khí huyết
Do hàm lượng protein và sắt tương đối cao trong yến sào. Vậy nên việc ăn thường xuyên sẽ giúp bạn tăng lượng máu trong cơ thể. Sắt là thành phần quan trọng trong quá trình tạo máu. Đồng thời còn tham gia vào quá trình tổng hợp lượng Hemoglobin giúp tăng cường vận chuyển oxy cung cấp đến các tế bào.
Ngăn ngừa tình trạng béo phì
Lượng axit amin Methinine có trong yến sào có khả năng tiêu hủy đi lượng mỡ thừa tích tụ trong cơ thể. Vì vậy, giúp cơ thể săn chắc hơn, ngăn chặn hiệu quả các nguy cơ gây béo phì.
Ngoài các công dụng nêu trên, một số tài liệu còn chỉ ra rằng, yến sào còn có tác dụng cải thiện chức năng sinh lý, tăng thêm sự dẻo dai.
5. Những lưu ý đặc biệt khi sử dụng Yến sào Khánh Hoà
Khi sử dụng yến sào Khánh Hoà, để đạt được hiệu quả tối ưu và tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, chúng ta vẫn cần lưu ý một số yếu tố đặc biệt sau đây:
- Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, thời điểm thích hợp nhất để ăn yến sào là vào buổi sáng, nhất là khi chưa ăn sáng, bởi nó sẽ giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn, hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn.
- Khi làm sạch yến không nên cho vào nước nóng để ngâm, bởi nó có thể làm tan yến và mất chất.
- Không nên dùng bất cứ chất gì để tẩy rửa, khi làm sạch yến. Điều này khiến yến mất chất, giảm mùi vị.
- Không nên ngâm yến trong thời gian quá lâu, đối với yến khô chỉ nên ngâm dưới 4 tiếng và yến đã tinh chế trong 10 – 50 phút. Khi ngâm phải đổ nước ngập phần yến để nó có thể hút đủ lượng nước cần thiết, ngâm khi mềm ra thì đem rửa sạch, để ráo nước rồi mới mang đi chế biến.
- Không nên chế biến ngay sau khi sơ chế yến, thay vào đó nên vắt khô nước rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh, nên để thời gian lưu khoảng một tuần. Nếu muốn bảo quản được lâu hơn thì bật quạt thổi cho yến thật khô, bỏ vào trong hộp kín rồi cất nơi khô ráo.