Bệnh men gan cao là căn bệnh gan phổ biến hiện nay. Hầu hết khi bệnh được phát hiện và đang ở mức độ nhẹ thì đều có thể điều trị chữa khỏi. Có thể bằng nhiều phương pháp đơn giản như: Bằng phương thuốc Đông Y, Thay đổi chế độ ăn uống và luyện tập. Sau đây mời bạn cùng Trẻ Khỏe Đẹp tham khảo các bài thuốc dân gian có thể hỗ trợ điều trị bệnh men gan cao nhé!

Bệnh men gan cao là gì?
Trước tiên, chúng ta cần phải biết men gan là yếu tố không thể thiếu được trong các tế bào gan. Nó có tác dụng thanh lọc và chuyển hoá các độc tố trong cơ thể trước khi đào thải ra ngoài. Men gan hay còn gọi là alanine aminotransferases (ALT), khi chúng cao hơn mức thông thường thì được gọi là men gan cao. Chỉ có thể biết chính xác chỉ số này thông qua xét nghiệm máu tại các cơ sở phòng khám y tế.
Tình trạng men gan cao là biểu hiện đầu tiên cảnh báo các tổn thương về gan. Cần phải can thiệp chữa trị sớm. Nếu không sẽ dẫn đến các bệnh nguy hại hơn đến sức khoẻ. Chẳng hạn như xơ gan, viêm gan, ung thư gan .v.v.

8 bài thuốc Nam chữa bệnh men gan cao mức độ thấp
Có khá nhiều cây thuốc nam có công dụng hỗ trợ điều trị men gan cao. Dưới đây Trẻ Khỏe Đẹp xin giới thiệu một số bài thuốc Nam đem lại công dụng tốt:
1. Chữa bệnh men gan cao bằng nhân trần.
Nhân Trần có công dụng làm tăng tiết dịch. Góp phần thúc đẩy quá trình bài tiết dịch mật. Giúp giảm men gan, hạ huyết áp và thanh nhiệt, chống viêm. Nhân trần phơi khô sắc lấy nước uống hàng ngày thay như trà. Tuy nhiên, cũng nên uống liều lượng nhất định. Tránh lạm dụng vì có thể sẽ gây ra hiện tượng tiểu nhiều lần, thanh lọc cả những chất có lợi cho cơ thể ra bên ngoài.
Nhân trần có thể kết hợp với một số dược liệu khác như hoa cúc, táo đỏ…Lưu ý: Không sử dụng Nhân Trần cùng với cam thảo. Bởi vì sẽ gây ra tương tác thuốc với nhau, làm tăng huyết áp cho người sử dụng.

2. Chữa bệnh men gan cao bằng cây Diệp Hạ Châu
Diệp hạ châu hay còn gọi là cây chó đẻ. Ở thôn quê thường thấy mọc ở bờ bụi, trong vườn nhà khá nhiều. Diệp Hạ Châu có vị ngọt, tính hàn. Nhưng nước sắc ra của cây rất đắng. Trong đó lại có lượng Glutathione dồi dào, có tác dụng bảo vệ gan, hạ men gan hiệu quả. Và cũng là mẹo dân gian chữa gan nhiễm mỡ rất hiệu quả.
Loại dược liệu này được khuyến cáo sử dụng trong thời gian ngắn. Tránh dùng lâu dài hay dùng thường xuyên vượt quá liều lượng. Dùng nhiều sẽ gây hiện tương thiếu máu cho người bệnh.

3. Chữa bệnh men gan cao bằng cây Atiso
Cây thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Hỗ trợ điều trị các bệnh gan trong đó có bệnh men gan cao. Hoạt chất trong cây Atiso có silymarin, cynarin. Hoạt chất này có khả năng tăng cường chức năng và hoạt động của gan. Ngoài ra còn có các chất chống oxy hoá như quercetin, rutin, anthocyanins, luteolin…hỗ trợ điều trị các tổn thương của gan, bảo vệ gan.
Loại cây này thường được dùng dưới dạng phơi khô, pha hãm trà. Ngoài ra còn được điều chế dưới dạng cao đặc. Dùng để pha loãng với nước hoặc đun trực tiếp làm nước uống thanh nhiệt, giải độc gan.

4. Cây rau Đắng
Cây rau đắng hay còn có tên khác là Biển Súc. Cây rau Đắng được dân gian dùng để điều trị các bệnh như nóng gan, mụn nhọt, mẩn ngứa do men gan cao. Vì rất đắng nên rau đắng nếu xay lấy nước hay phơi trà thì rất khó uống. Vậy nên các bạn có thể dùng loại rau này nấu ăn kết hợp với các loại thực phẩm khác dưới dạng canh.

5. Cây rau Mã Đề
Rau Mã Đề được dân gian sử dụng như một phương thuốc. Với tính giải độc, thanh nhiệt làm mát gan. Khi thấy da nổi mày đay, mụn nhọt, nóng trong thì bà con ta thường dùng lá mã đề làm nước uống. Với người men gan cao thì Mã đề cũng có tác dụng hiệu quả giúp hạ men gan. Dùng lá Mã đề giã nhuyễn ép lấy nước uống trong vòng 7 đến 10 ngày. Tuỳ tình trạng bệnh của mỗi người mà dùng nhiều hay ít để có hiệu quả tốt nhất.

6. Chữa bệnh men gan cao bằng cây Mật Nhân
Cây dược liệu này còn gọi là cây “Bách bệnh”. Bởi chúng chữa được rất nhiều loại bệnh, được giới y học đánh giá cao và dân gian sử dụng trong nhiều bài thuốc. Cây Mật Nhân có công dụng bảo vệ chức năng gan, hạ men gan khá tốt. Dùng rễ, vỏ và lá của cây phơi khô, sắc lấy nước uống mang lại công dụng bảo vệ các tế bào gan rất hiệu quả.

7. Cây Kế Sữa
Thành phần của cây Kế Sữa chứa khá nhiều hoạt chất silymarin. Giúp tăng cường cấu trúc màng tế bào gan. Ngăn chặn các độc tố xâm nhập vào tế bào gan. Hoạt chất silymarin còn được bào chế thành các sản phẩm thuốc uống dạng viên (Thực phẩm chức năng). Đem lại hiệu quả cao trong điều trị các bệnh về gan nhiễm độc, xơ gan, men gan cao, gan nhiễm mỡ…

8. Cây Cà Gai Leo
Cây cà gai leo chứa nhiều hoạt chất alkaloid và glycoalkaloid. Hoạt chất cỏ trong tất cả các bộ phận của cây. Trong đó nhiều nhất lần lượt là Quả, Hoa, Lá, thân, sau cùng là rễ. Bởi vậy cây Cà Gai Leo có tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị men gan cao và các bệnh về gan. Cà gai leo còn được dùng cùng với cây Xạ Đen sắc lấy thuốc nhằm mang lại hỗ trợ điều trị cao hơn. Hoặc cũng có thể sử dụng trà cà gai leo pha uống. Đa số người sử dụng đều cảm nhận rõ tác dụng sau một thời gian sử dụng.

Trẻ Khoẻ Đẹp hy vọng rằng bài viết trên đây hữu ích với quý độc giả. Mong rằng bài viết trên dây sẽ góp phần nào trong việc chăm sóc sức khoẻ người thân và gia điình của bạn. Chúc bạn và gia đình thật nhiếu sức khoẻ.
Dược sĩ: Ngô Thị Định