Củ tam thất và cây tam thất có tác dụng gì đối với sức khoẻ?

Chắc hẳn, củ tam thất không còn xa lạ với người dân Việt Nam. Khi nói đến cây tam thất (Ở bài viết này là tam thất Bắc), thì ai cũng biết rằng, đây là loại thảo dược quý hiếm, tốt cho sức khoẻ. Nhưng tác dụng thực sự của tam thất là gì? Khi sử dụng tam thất cần lưu ý những gì? Cùng tìm hiểu những điều đó với bài viết sau nhé.

Củ tam thất là gì?
Củ tam thất là gì?

1. Củ tam thất và cây tam thất là gì?

Tam thất hay có tên khoa học là Panax pseudo – ginseng Wall. thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae). Củ cây tam thất còn có tên gọi khác là Sâm tam thất, thổ sâm hay kim bất hoán.

Cây thảo, rễ củ hình con quay. Thân mọc thẳng, cao khoảng 30-50cm, màu tim tím. Lá có hình chân vịt, mép khía răng, hai mặt có lông cứng ở gân, mặt trên sẫm màu hơn. Cụm hoa mọc ở ngọn thân, hoa có màu lục vàng nhạt.

Tam thất là một loại thảo mộc quý
Cây tam thất là một loại thảo mộc quý

Tam thất có nguồn gốc ở phía nam Trung Quốc. Thường mọc ở những vùng núi cao trên 1500m, ưa bóng râm và ẩm ướt. Cây tam thất có khả năng sống khoẻ và sinh trưởng nhanh, kể cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Ở Việt Nam, Cây tam thất được trồng nhiều ở các vùng cao thuộc các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu.

Củ tam thất là phần rễ củ, là bộ phận được dùng chủ yếu để làm thuốc của cây. Rễ tam thất được thu hái trước khi ra hoa. Rễ củ sau khi được thu hái về rửa sạch, phơi gần khô. Sau đó cho vào bao tải lăn hoặc xoa tay cho nhẵn vỏ, rồi đem phơi đến khô.

2. Thành phần dinh dưỡng trong rễ cây tam thất

Rễ cây tam thất là một vị thuốc quý. Vậy tại sao nó lại quý như vậy? Cùng tìm hiểu thành phần dinh dưỡng có trong rễ cây tam thất ngay sau đây.

Cây tam thất chứa nhiều nhóm thành phần hoá học, trong đó saponin chiếm 4,42-12,00%. Củ tam thất có chứa tinh dầu gồm α-guaien, β-guaien và octadecan. Ngoài ra, trong rễ cây tam thất còn chứa flavonoid, phytosterol, polysaccharid, muối vô cơ. Và không thể thiếu, đó là các axit amin, vitamin và khoáng chất Fe, Ca….

Thành phần dinh dưỡng trong củ tam thất
Thành phần dinh dưỡng trong củ tam thất

3. Tác dụng của củ tam thất là gì?

3.1. Tác dụng cây tam thất trong Đông y

Theo y học cổ truyền, Củ tam thất có vị đắng, ngọt, tính ấm. Quy vào các kinh can, thận. Có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, cầm máu, tiêu ứ huyết, tiêu sưng, giảm đau. Của cây tam thất dùng chữa thiếu máu, người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ngủ ít, vết thương chảy máu.

Củ tham thất phơi khô và tán nhỏ thành bột tiện pha chế sử dụng
Củ tam thất phơi khô và tán nhỏ thành bột tiện pha chế sử dụng

Một số bài thuốc dân gian dùng cây tam thất:

Bài thuốc số 1: Chữa máu ra nhiều sau khi sinh:

Tam thất tán nhỏ uống với nước cơm, mỗi lần 8g.

Bài thuốc số 2: Chữa thiếu máu hoặc huyết hư sau khi sinh:

Củ tam thất tán nhỏ, uống 6g. Hoặc hầm với gà non ăn.

Bài thuốc số 3: Chữa chảy máu khi bị thương

Lá tam thất giã nhỏ, trong uống, ngoài đắp.

Bài thuốc số 4: Chữa suy nhược cơ thể ở người cao tuổi và phụ nữ sau sinh

Tam thất 12g, sâm Bố Chính 40g, Ích mẫu 40g, Kê huyết đằng 20g, hương phụ 12g. Tán nhỏ, uống mỗi ngày 20g. Hoặc sắc nước uống trong ngày.

3.2. Tác dụng cây tam thất trong Tây y

Trong các nghiên cứu, củ tam thất có tác dụng cầm máu, chống viêm, tốt cho tiêu hoá, chống lão hoá, tăng cường sức đề kháng. Vậy cụ thể từng loại công dụng như sau:

  • Giảm đau đầu. Do trong thành phần có saponin có thể tác động lên trung khu thần kinh. Giúp hưng phấn, giảm đau đầu, giảm căng thẳng – mệt mỏi. Nhóm ginsenosid như Rb1, Rb2.. giúp an thần và ngủ sâu hơn.

  • Tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt giảm đau dạ dày.

Saponin thuộc nhóm C1 có thể giúp điều tiết hai chiều (tổng hợp và phân giải). Điều đó, giúp cải thiện tốt hơn các triệu chứng của bệnh lý dạ dày
Saponin thuộc nhóm C1 có thể giúp điều tiết hai chiều (tổng hợp và phân giải). Điều đó, giúp cải thiện tốt hơn các triệu chứng của bệnh lý dạ dày
  • Chống lão hóa. Nhờ vào thành phần saponin, giúp thúc đẩy tái tạo hồng cầu mới trong cơ thể. Củ tam thất giúp lưu thông khí huyết, giúp da hồng hào, Nhờ đó, các vấn đề về lão hoá da như nếp nhăn, tàn nhang, thâm nám không còn là nỗi lo của chị em phụ nữ.

  • Kháng viêm: Củ cây tam thất có tác dụng chống viêm. Đặc biệt, các hoạt chất này còn có tác dụng làm giảm kích thước của khối u, tiêu u, hỗ trợ điều trị một số dạng ung thư.

  • Tăng nội tiết tố : Củ tam thất có tác dụng kích thích chức năng nội tiết tố nữ. Nó được thể hiện ở hoạt tính estrogen tăng cao hơn. Điều dó, giúp tăng khả năng thụ thai ở nữ giới.

  • Tăng cường sức khoẻ, hệ miễn dịch.

Kích thích hệ tống miễn dịch, nâng cao sức đề kháng. Giúp ngăn ngừa bệnh tật, tăng cường sức lực.
Kích thích hệ tống miễn dịch, nâng cao sức đề kháng. Giúp ngăn ngừa bệnh tật, tăng cường sức lực.
  • Hỗ trợ điều trị chứng băng huyết: Cây tam thất có tác dụng cầm máu, dùng chữa băng kinh, rong kinh ở phụ nữ.

4. Những lưu ý khi sử dụng củ tam thất

Củ tam thất bắc là một loại thảo mộc rất tốt cho sức khỏe nếu chúng ta sử dụng đúng cách. Sau đây là những đối tượng không nên sử dụng tam thất, bạn nên lưu ý:

  • Người bị tiêu chảy.

  • Phụ nữ đang mang thai.

  • Trẻ em dưới 16 tuổi cần thận trọng khi dùng để tránh tình trạng dậy thì sớm. Do cây tam thất có tác dụng tăng hormone nữ giới.

  • Người mắc bệnh tự miễn: lupus ban đỏ, vảy nến, …

Không giống như nhân sâm, củ tam thất có thể sử dụng cho người bị huyết áp. Do không có ảnh hưởng đến huyết áp của người sử dụng. Dù có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng cách sử dụng phù hợp sẽ giúp cho bạn tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.

Những lưu ý khi sử dụng củ tam thất
Những lưu ý khi sử dụng củ tam thất

Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin đến bạn về củ cây tam thất và công dụng của nó đối với sức khoẻ. Hy vọng rằng bạn sẽ sử dụng thật hiệu quả loại thảo mộc này, đem lại sức khoẻ cho bạn và gia đình. Nếu bạn đang tìm nơi cung cấp tam thất cũng như các sản phẩm từ Tam thất uy tín thì hãy liên hệ cho chúng tôi qua số hotline hoặc nhắn tin qua zalo để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Video: Cây tam thất có tác dụng gì cho sức khoẻ

Rate this post