Cây sâm cau là loại thảo dược khá phổ biến ở Việt Nam. Nó nổi tiếng với công dụng bổ thận, cải thiện sinh lý nam giới. Vậy thực hư về công dụng này như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết sau nhé.
Đặc điểm và phân bố của cây sâm cau
Cây sâm cau được phân bố ở khá nhiều khu vực trên dải đất Việt Nam. Để sử dụng sâm cau một cách hiệu quả thì trước hết bạn phải biết và nhận diện chính xác đặc điểm bên ngoài của cây. Từ đó, lựa chọn được sản phẩm uy tín, chất lượng.
Đặc điểm
Cây Sâm cau có tên khoa học Curculigo orchioides Gaertn. thuộc họ sâm cau Hypoxidaccae. Sâm cau còn có tên gọi khác là Tiên mao, ngải cau.
Thân cây: Cây thân thảo, cao khoảng 20-30 cm, có khi hơn.
Rễ cây: Thân rễ mập, hình trụ dài, mọc thẳng, thắt lại ở hai đầu, mang nhiều rễ phụ. Thân rễ chính dạng củ, cắm sâu xuống đất.
Lá cây: Lá mọc tụ họp thành túm từ thân rễ, xếp nếp như lá cau, hình mũi mác hẹp. Lá dài 20-30 cm, rộng 2,5-3cm, gốc thuôn, đầu nhọn. Gân lá song song rất rõ. Bẹ lá to và dài. Cuống lá dài khoảng 10 cm.
Cụm hoa mọc trên một cán ngắn ở kẽ lá, mang 3-5 hoa màu vàng.
Quả nang thuôn dài 1.2-1.5 cm, hạt 1-4, phình ở đầu.
Phân bố, sinh thái
Trên thế giới, cây sâm cau phân bố ở một số tỉnh phía nam Trung Quốc, Lào, Việt Nam và một vài nước khác ở Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cây phân bố rải rác ở các tỉnh vùng núi, từ Lai Châu, Tuyên Quang, Cao Bằng đến Tây Nguyên.
Trước năm 1980, các tỉnh Sơn La, Hoà Bình thường khai thác được nhiều cây thuốc này. Nhưng hiện nay, sâm cau đã trở nên hiếm dần. Gần đây, cây được đưa vào danh mục đỏ cây thuốc Việt Nam (Nguyễn Tập, 1996 và 2001).
Cây Sâm cau là loại cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng. Cây thường mọc ở những nơi đất tương đối màu mỡ trong thung lũng, chân núi đá vôi hoặc ven nương rẫy. Cây sinh trưởng tốt trong mùa mưa ẩm. Khi quả già, quả tự mở để hạt phát tán ra xung quanh.
Cách trồng
Sâm cau được nhân giống bằng hạt hoặc bằng cây non. Rễ sâm cau hình trụ, ăn sâu, khi đánh cây về trồng chú ý đào sâu hết rễ. Thời vụ trồng tốt nhất vào mùa xuân.
Sâm cau sống rất khoẻ, lá xanh tốt quanh năm. Cây có thể trồng trong chậu hoặc bồn như cây cảnh. Nếu trồng ở bãi đất, có thể trồng với khoảng cách 30x 40 hay 30 x 50 cm. Cần bón một ít phân lót cho đất tơi xốp, thỉnh thoảng xới xáo, bón thêm phân. Thu hoạch quanh năm, đào lấy củ, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô.
Tác dụng nổi bật của cây sâm cau
Sâm cau có vị cay, tính ấm, vào 2 kinh tỳ và thận.
Theo Đông y
Sâm cau có tác dụng cường dương, mạnh gân xương. Sâm cau dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người già đi tiểu đêm, kém ăn, đau lưng mỏi gối, khó vận động. Ngoài ra, sâm cau còn dùng chữa hen, tiêu chảy. Liều dùng mỗi ngày 12-20g dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống.
Một số bài thuốc có sâm cau:
Bài thuốc số 1: Chữa liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng
Sâm cau 8g, sâm bố chính, hoài sơn, trâu cổ, kỷ tử, ngưu tất, tục đoạn, thạch hộc, mỗi vị 12g. Cam thảo nam, cáp giới, ngũ gia bì, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài thuốc số 2: Chữa phong thấp, lưng lạnh đau, thần kinh suy nhược, liệt dương
Sâm cau 50g thái nhỏ, sao vàng. Rượu trắng 650ml. Ngâm trong 7 ngày hoặc hơn. Mỗi ngày uống 2 lần, vào trước bữa ăn chính, mỗi lần 25-30ml.
Bài thuốc số 3: Chữa nam giới liệt dương, phụ nữ tử cung lạnh, khó thụ thai:
Sâm cau 20g; thục địa, ba kích, phá cố chỉ, hồ đào nhục, mỗi vị 16g, hồi hương 4g. Sắc uống ngày mỗi thang.
Bài thuốc số 4: Chữa tê thấp, đau mình mẩy
Sâm cau, hy thiêm, hà thủ ô, mỗi vị 50g. Rượu trắng 650ml. Ngâm trong ít nhất 7 ngày. Ngày uống 50ml, chia 2 lần.
Bài thuốc số 5: Chữa tiêu chảy, hen suyễn
Sâm cau 12g thái lát mỏng, phơi khô, sao vàng. Sắc với 250ml nước, đến khi còn 50ml thì dùng. Uống trong ngày, trước bữa ăn.
Theo Tây y
Cải thiện chức năng sinh lý nam
Trong rễ cây sâm cau chứa hoạt chất Curculigin A. Đây là một chất có khả năng kích thích ham muốn tình dục ở nam giới. Ngoài Curculigin A thì trong rễ sâm cau còn chứa nhóm cycloartan triterpen saponin. Nhóm hoạt chất này sẽ kích thích khả năng sản sinh testosterone – hormon nam giới. Đặc biệt, hoạt chất nhóm cycloartan triterpen saponin còn kích thích nhóm tế bào Leydig của bộ phận tinh hoàn hoạt động. Khi hàm lượng testosterone tiết ra nhiều hơn, số lượng và chất lượng của tinh trùng cũng cải thiện hơn. Chắc chắn sau một thời gian sử dụng, chất lượng và hiệu suất cuộc yêu của bạn sẽ thăng hoa hơn.
Trong thực tế, sâm cau thường được kết hợp với các loại thảo dược hỗ trợ sinh lý khác, như đông trùng hạ thảo, ba kích, nhung hươu,…. Tuỳ theo các bài thuốc cụ thể, sẽ có tỷ lệ phối trộn khác nhau.
Giảm đau lưng, mỏi gối, đau nhức xương khớp
Tình trạng đau nhức xương khớp không chỉ gặp ở người trung niên. Mà ngày nay, nhiều người trẻ cũng thường xuyên bị đau mỏi vai gáy.
Sâm cau có tác dụng bổ thận, mạnh gân xương. Dùng chữa các bệnh về xương khớp, đau mỏi toàn thân.
Hỗ trợ điều trị hen và tiêu chảy
Nếu bạn đang bị tiêu chảy dài ngày, bạn có thể sủ dụng rễ sâm cau. Sử dụng củ sâm cau phơi khô, sao vàng, sắc với nước uống trong ngày giúp ngăn tiêu chảy khá nhaỵ.
Trường hợp bạn đang bị hen suyễn, bạn có thể sử dụng sâm cau. Tuy nhiên, bạn cần đi khám sức khoẻ và tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi sử dụng để sử dụng phù hợp.
Một số lưu ý khi sử dụng cây sâm cau
Để đạt được hiệu quả mong muốn thì từ khâu lựa chon đến khi sử dụng bạn cần lưu ý những điều sau:
Lưu ý khi lựa chọn nguyên liệu
Hiện nay, rất dễ nhầm lẫn giữa rễ cây sâm cau với rễ cây bồng bồng (Dracaena angustifolia Roxb.) Thực tế, hai loại cây này có phần rễ củ hơi giống nhau nên dễ gây nhầm lẫn.
Cây bồng bồng có rễ củ màu hồng, phân nhiều nhánh. Rễ củ sâm cau có vỏ màu nâu đen, chỉ có 1 rễ chính, có các rễ con bám quanh rễ chính, không phân nhánh.
Cây bồng bồng có tác dụng hỗ trợ điều trị kiết lỵ. Điều đáng chú ý là rễ cây bồng bồng không có tác dụng hỗ trợ sức khoẻ sinh lý như sâm cau. Nguy hiểm hơn, trong rễ cây bồng bồng có tồn tại độc tính, nếu bạn sử dụng không đúng cách sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bạn.
Vậy nên bạn cần chú ý trong quá trình mua nhé. Bạn cần tìm nơi cung cấp sâm cau cũng như các sản phẩm từ rễ sâm cau uy tín. Hãy liên hệ cho chúng tôi qua số hotline hoặc nhắn tin qua zalo để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!
Tham khảo thêm: Cách phân biệt Sâm cau để tránh nhẫm lẫn với các loại rễ cây dại
Lưu ý trong quá trình sử dụng cây sâm cau
Bên cạnh những lợi ích của sâm cau, bạn cần lưu ý khi sử dụng một số điều sau:
- Củ cây sâm cau rửa sạch, thái lát. Ngâm cùng nước vo gạo để giảm độc tính. Sau đó, rửa sạch, phơi khô, sao vàng.
- Không dùng cho phụ nữ có thai và trẻ em, người “âm hư hoả vượng”. Người “âm hư hoả vượng là người có những triệu chứng: nóng trong, họng khô miệng hoá, lòng bàn tay bàn chân nóng, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ,đại tiện táo, mồ hôi trộm, gò má ửng đỏ hay sốt về chiều, chất lưỡi đỏ.
- Không dùng trong thời tiết quá nóng.
- Không dùng liều cao, kéo dài sẽ gây hao tổn tinh lực, cường dương.
Rất hy vọng những thông tin bài viết mang đến đã giúp bạn cập nhật thêm được những kiến thức bổ ích về cây sâm cau! Đây là một loại thảo dược quý, tốt cho sức khoẻ nhưng cần sử dụng đúng cách, đúng liều để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Chúc bạn trở thành người tiêu dùng thông thái.