Táo mèo chắc hẳn không còn xa lạ với người dân Việt Nam. Vậy mọi người đã hiểu đúng về công dụng hay cách dùng của loại thảo dược này chưa? Và cần lưu ý những gì khi sử dụng loại thảo dược này? Cùng theo dõi bào viết dưới đây để tìm câu trả lời cho mình nhé.
Đặc điểm và phân bố của táo mèo
Táo mèo có tên khoa học là Docynia indica (Wall.) Decne thuộc họ hoa hồng (Rosaceae). Dược liệu này còn có tên gọi khác là sơn tra Việt Nam. Cần chú ý phần biệt với sơn tra Trung Quốc.
Đặc điểm thực vật
Cây nhỡ, cao 5-6m, cây non có gai. Lá mọc so le. Lá già hình bầu dục, dài 6-10cm, rộng 2-4 cm, gốc tròn, đầu nhọn. Lá nguyên hoặc khía răng nhỏ ở gần đầu lá, mặt trên xanh sẫm bóng, mặt dưới có lông dày trắng mịn.
Hoa tụ họp 1-3 cái ở kẽ lá, màu trắng, cuống dài 4-5 mm, có lông. Đài hoa gồm 5 răng có lông màu trắng bạc, Tràng có 5 cánh mỏng. Nhị nhiều, bầu 5 ô, mỗi ô 3-8 noãn.
Quản hình trứng thuôn, đường kính 3-4 cm, lúc non có lông. Khi chín, quả nhẵn có màu vàng lục, vị chua, hơi chát.
Mùa hoa vào tháng 3, tháng 4. Mùa quả vào tháng 8 đến tháng 10.
Cây táo mèo được trồng nhiều ở đâu?
Trên thế giới, loại cây này phân bố ở Ấn Độ, Mianma và một số tỉnh phía nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây phân bố chủ yếu ở vùng núi cao phía bắc như Hà Giang (Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ); Lào Cai (Sa Pa, Bát Xát, Bắc Hà, Mường Khương); Yên Bái, Lai Châu, …. Thuộc loại cây ưa sáng, ưa khí hậu ẩm mát vùng nhiệt đới núi cao. Cây thích hợp trồng ở những vùng có độ cao từ 1300m trở lên, thường gặp nhiều ở 1500-1700m. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng mạnh là 13-18 độ C.
Táo mèo có trữ lượng khá phong phú. Ước tính mỗi năm có thể thu được từ vài trăm đến 1000 tấn quả. Vùng có nhiều nhất là huyện Sìn Hồ (Lai Châu), Sa Pa, Bát Xát (Lào Cai) và Mù Cang Chải (Yên Bái).
Bộ phận sử dụng và thành phần dinh dưỡng
Quả chín thu hái, phơi khô hoặc sấy. Trong quả táo mèo có chứa tanin, đường, acid hữu cơ, và các vitamin, khoáng chất khác. Loại quả này có thể dùng ăn trực tiếp, vị chua, hơi chát. Các bạn có thể làm ô mai, sấy khô hoặc ngâm rượu táo mèo.
Tác dụng đối với sức khoẻ
Quả có vị chua, ngọt, hơi chát, tính ấm. Loại quả này mang lại nhiều công dụng đối với sức khoẻ.
Theo y học cổ truyền
Táo mèo có tác dụng kiện vị, tiêu thực.Quả được dùng làm thuốc bổ tỳ, kích thích tiêu hoá, giúp ăn ngon, dễ tiêu. Theo đông y, dược liệu này được sử dụng chữa đầy bụng, ợ chua, bệnh gan do uống nhiều rượu bia, …
Theo y học hiện đại
- Hỗ trợ tiêu hóa thức ăn: Trong quả có chứa các hoạt chất có tác dụng kích thích hoạt động các enzyme tiêu hóa trong dạ dày. Nhờ đó, giúp tiêu hoá thức ăn tốt hơn, tạo cảm giác ngon miệng.
- Phòng ngừa xơ vữa động mạch: Táo mèo có hàm lượng axit amin cao. Các hoạt chất này giúp thúc đẩy quá trình bài tiết cholesterol xấu, cải thiện lipid máu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
- Giải độc gan, bảo vệ gan: Hoạt chất có trong quả táo mèo giúp hỗ trợ giải độc gan do rượu, bia.
Ngoài các tác dụng nổi bật nêu trên, táo mèo còn giúp tăng cường sức đề kháng, chống lão hoá, giúp an thần, hỗ trợ giấc ngủ.
Những lưu ý khi sử dụng
Táo mèo có rất nhiều lợi ích đối với sức khoẻ. Nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng loại thảo dược này. Những lưu ý khi sử dụng táo mèo:
- Không dùng cho phụ nữ mang thai. Vì táo mèo gây kích thích co bóp tử cung. Điều này có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.
- Không dùng cho người đang gặp vấn đề về dạ dày. Vì quả này có vị chua, tăng lượng axit trong dạ dày, không tốt với bệnh lý dạ dày.
- Không dùng cho người đang bị bệnh tim mạch. Do dược liệu này có tác dụng gây cường tim. Người đang bị bệnh tim nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sủ dụng để an toàn và hiệu quả.
- Không ăn táo mèo cùng với các loại hải sản. Vì trong loại quả này chứa axit tannic. Khi kết hợp các khoáng chất và protein có trong hải sản sẽ gây ra tình trạng đau bụng, buồn nôn.
Một số bào thuốc Đông y từ táo mèo
Bài thuốc số 1: Chữa chứng đầy bụng
30g táo mèo khô. Đem sắc với 1 thăng nước (1 lít nước), đun nhỏ lửa đến khi thu được 300ml. Uống thay trà, sử dụng trong ngày khi còn ấm. Sử dụng duy trì trong 2-3 ngày.
Bài thuốc số 2: Chữa rối loạn mỡ máu
50g táo mèo tươi, rửa sạch, thái lát. Nấu cùng với 50g gạo tẻ thành cháo. Khi ăn có thể thêm đường cho vừa miệng. Nấu ăn 1 thang/ ngày, chia làm 2 lần ăn.
Bài thuốc số 3: Chữa huyết áp cao kèm táo bón kéo dài
12g táo mèo đã sao đen, 9g hoa cúc trắng, 12g thảo quyết minh. Mỗi loại đem tán nhỏ. Rồi hãm với nước 80 độ C trong 20 phút. Sử dụng trong ngày, 1 thang/ngày.
Bài thuốc số 4: Chữa cao huyết áp, béo phì
15g táo mèo, 20g hà diệp (lá sen). Đem tán nhỏ rồi cho vào ấm. Hãm với nước khoảng 80 độ C trong khoảng 20 phút. Dùng trong ngày, uống thay trà, 1 thang/ngày.
Bài thuốc số 5: Chữa viêm đại tràng cấp
60g táo mèo thát lát đem sao cho cháy nhẹ. Gia thêm với 30ml rượu trắng trộn đều cho thấm hết. Rồi sao đến khô rượu. Cho 200ml nước vào đun trong 15 phút, vớt bỏ hết bã. Thêm 60g đường đỏ vào sắc sôi. Uống 1 thang/ngày, uống khi còn ấm.
Bài viết trên đây là những thông tin bổ ích về táo mèo. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc sức khoẻ bản thân và gia đình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline hoặc qua zalo để được giải đáp nhé.
Mời các bạn tham khảo bài viết: Trà đông trùng hạ thảo và 5 công dụng bạn không thể bỏ qua