Cây cà gai leo – Giảm bớt nỗi lo cho người bệnh gan

Cây cà gai leo đã được biết đến với công dụng giải độc gan, bảo vệ gan. Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm được chế biến từ cà gai leo. Trong đó, chắc chắn phải kể đến trà cà gai leo. Vậy cách sử dụng như thế nào? Có cần lưu ý khi sử dụng không? Mời bạn theo dõi tiếp bài viết sau đây.

Cà gai leo có thực sự tốt chữa bệnh gan không?
Cà gai leo là một trong những loại cây dược liệu chữa bệnh gan tốt nhất được tìm thấy trong Đông Y.

Những thông tin tổng quan về cây cà gai leo

Cà gai leo có tên khoa học là Solanum procumbens Lour hoặc Solanum hainanene, thuộc họ Cà (Solananceae). Thảo dược này còn có tên gọi khác như cà gai dây, cà vanh, cà cườm, cà quánh, cà quýnh.

Đặc điểm thực vật cây cà gai leo

Thân: Cây nhỏ, thân leo, dài khoảng 1m. Thân hoá gỗ ở gốc, nhẵn, phân cành nhiều. Cành non lan rộng, có lông hình sao, có nhiều gai cong màu vàng.

Lá: Lá mọc sole, hình bầu dục hay thuôn. Gốc lá hình tròn hoặc hình nêm, đầu tù. Phiến lá có thuỳ không đều. Mặt trên lá màu sẫm, dưới lá nhạt phủ lông tơ màu trắng. Hai mặt lá đều có gai ở gân chính, nhất là mặt trên. Cuống lá cũng có gai.

Hoa: Hoa màu tím, mọc thành xim 2-5 hoa ở kẽ lá. Đài hoa có lông, xẻ thành 4 thuỳ tam giác nhọn, không gai. Tràng có 4 thuỳ hình trái xoan nhọn. Nhị 4, màu vàng, chỉ nhị phình ở gốc. Mùa ra hoa thường vào tháng 4 đến tháng 6.

Quả: Quả mọng, hình cầu nhẵn, đường kính 5-7 mm. Cuống dài. Hạt hình thận, màu vàng. Quả thường có vào tháng 7 đến tháng 9.

Đặc điểm thực vật và phân bố của cây cà gai leo
Đặc điểm thực vật và phân bố của cây cà gai leo

Đặc điểm phân bố, sinh thái của cây cà gai leo

Cây phân bố chủ yếu vùng đồng bằng và trung du. Chủ yếu các tỉnh ven biển từ Hải Phòng đến Bình Thuận, đặc biệt là Thanh Hoá. Trên thế giới, cây còn thấy ở các nước nhiệt đới châu Á như Campuchia, Thái Lan, Nam Trung Quốc.

Cà gai leo là cây ưa ẩm, chịu bóng. Cây thường mọc thành bụi quanh làng, hoặc các bãi hoang. Cây mọc hoang ở những chỗ nhiều ánh sáng, sinh trưởng và phát triển tốt. Từ các phần thân hoặc rễ của cây đã bị chặt, cây vẫn có khả năng tái sinh và sống khoẻ.

Bộ phận dùng của cây là rễ và cành lá. Cây thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, hoặc có thể dùng dạng tươi được. Dùng ở dạng khô, đóng túi, buộc kín sẽ bảo quản được lâu hơn. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều sản phẩm chế biến từ cà gai leo tiện dụng và dễ bảo quản hơn với người sử dụng. Có thể kế đến như trà cà gai leo túi lọc SADU, thực phẩm chức năng dạng viên, ….

Trà túi lọc Cà gai leo Sadu
Trà túi lọc Cà gai leo Sadu

Thành phần hoạt chất trong cây cà gai dây

Qua các nghiên cứu, phân tích thành phần từ dịch chiết cây cà gai leo có chứa:

  • β-sitosterol gồm Lanosterol. dihydrolanosterol
  • 3β-hydroxy-5α-pregnan-16-on
  • Solasodenon: soladin, neoclorogenin
  • Alcaloids, Glycoalcaloid, diosgenin
  • Saponin
  • Flavonoids
  • Acid amin

Công dụng của cây cà gai leo đối với sức khoẻ

Chống viêm gan

Nếu bạn đang gặp các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, mụn nhọt, mày đày, vàng da thì gan của bạn đang báo động đó. Theo các nghiên cứu, cây cà gai leo có tác dụng giảm men gan, tăng chức năng gan. Nhờ đó làm giảm các triệu chứng rõ rệt, các chỉ số đánh giá chức năng gan cũng được cải thiện.

Cây cà gai leo có tác dụng chống oxy hoá

Trong cà gai leo có chứa các hoạt chất Alcaloids, flavonoids. Các hoạt chất này có tác dụng chống oxy goá, phân huỷ các gốc tự do. Đặc biệt, giúp bảo vệ tế bào tránh khỏi tổn thương do gốc tự do.

Công dụng cây cà gai leo với bệnh gan
Công dụng cây cà gai leo với bệnh gan

Tác dụng giải độc gan

Các hoạt chất trong cà gai leo có tác dụng bảo vệ gan do chất độc, uống nhiều rượu bia, thuốc có hại cho gan.

Tác dụng ức chế sự phát triển xơ gan

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy chiết xuất cà gai leo làm giàu hàm lượng Chollagen trên mô hình gây xơ gan.Hoạt chất glycoalcaloids là hoạt chất chính của cà gai leo có tác dụng ức chế xơ gan, bảo vệ gan. Cà gai leo không ngăn chặn hoàn toàn được xơ gan nhưng giúp làm chậm sự tiến triển của xơ gan.

Một số bài thuốc trong y học cổ truyền

Bài thuốc số 1: Chữa viêm gan, xơ gan

Cà gai leo (thân, rễ, lá) 30g, cây dừa cạn 10g, cây chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu) 10g. Tất cả sao vằng. Sắc uống trong ngày, 1 thang/ngày.

Bài thuốc số 2: Chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi

Cà gai leo 10g, dây gắm 10g, thổ phục linh 10g, kê huyết đằng 10g, lá lốt 10g. Sao vàng, săc uống mỗi ngày 1 thang. Uống liên tục 1-3 tháng để có hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc số 3: Làm nước giải rượu từ cây cà gai leo

Cà gai leo khô 50g hãm với nước sôi, uống thay nước.

Thân, rễ, cành, lá phơi khô dùng để pha hãm trà uống hằng ngày rất tốt
Thân, rễ, cành, lá phơi khô dùng để pha hãm trà uống hằng ngày rất tốt

Bài thuốc số 4: Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan (viên gan B, xơ gan…)

Cà gai leo 35g, sắc với 1 lít nước. Đun còn 300ml thì chia uống 3 lần/ngày. Bài thuốc này giúp hạ men gan và giải độc gan rất tốt.

Lưu ý khi sử dụng

Cây cà gai leo là thảo dược tốt cho gan. Nhưng người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và lưu ý trước khi sử dụng những điều sau:

  • Sử dụng đúng liều lượng khuyến cáo hàng ngày. Không nên lạm dụng bởi có thể ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
  • Nếu bạn đang sử dụng thuốc tây, tốt nhất nên uống cách nhau 2 tiếng.
  • Khi sử dụng cà gai leo để giải độc gan, bảo vệ gan thì tốt nhất bạn không nên với rượu. Vì rượu gây đọc cho gan, không tốt cho gan.
  • Lựa chọn những địa chỉ uy tín, đáng tin cậy đẻ mua dược liệu.
Những lưu ý khi sử dụng
Cà gai leo làm nước giải rượu

Bài viết trên đây gửi đến bạn đọc những thông tin bổ ích về công dụng của cà gai leo đối với người bệnh gan. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc bạn đang muốn mua các sản phẩm từ cà gai leo, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline hoặc qua zalo để được hỗ trợ nhé.

Dược sĩ Ngô Định

Nguồn tham khảo:

1. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 1 – NXB khoa học kỹ thuật

2. Nghiên cứu thuốc từ thảo dược – Viện Dược liệu – Bộ Y tế

Mời bạn xem thêm video:

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

5/5 - (11 bình chọn)